GIỚI THIỆU BAN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

I. CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ

1. Chức năng:

a) Nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên về công tác phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) và biên soạn giáo trình (GT), tài liệu giảng dạy (TLGD);

b) Hỗ trợ các đơn vị chuyên môn xây dựng đề án mở mã ngành; rà soát, chỉnh sửa CTĐT; biên soạn và thẩm định GT và TLGD phục vụ cho công tác dạy và học trong nhà trường;

c) Quản lý CTĐT, CTĐT Co-op, GT và TLGD của Nhà trường.

2. Nhiệm vụ:

a) Tập huấn, tư vấn và hỗ trợ cho các đơn vị chuyên môn và đội ngũ giảng viên về phát triển CTĐT và biên soạn GT, TLGD;

b) Tổ chức các diễn đàn, hội thảo về phát triển CTĐT và công tác đào tạo Co-op;

c) Quản lý công tác phát triển CTĐT, công tác đào tạo Co-op và công tác biên soạn, thẩm định GT và TLGD;

d) Cung cấp các số liệu và thực hiện các báo cáo về CTĐT cho các cấp có thẩm quyền.

Viên chức làm việc tại Ban Phát triển chương trình đào tạo phải có trình độ đại học trở lên; có năng lực tư vấn và tập huấn cho giảng viên về phát triển CTĐT; có khả năng chịu áp lực cao về thời gian, khối lượng công việc và yêu cầu từ các bên liên quan; có năng lực nghiên cứu, soạn thảo các quy trình, biểu mẫu cho công tác phát triển CTĐT và GT/TLGD; có khả năng lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và sáng tạo;

II. NHÂN SỰ

TS. DƯƠNG NGỌC BÍCH

Phó giám đốc

CÔ NGUYỄN KIM TRỌNG

Chuyên viên

THS. LÝ THANH HUÊ

Chuyên viên

THS. NGUYỄN THỊ MỸ LAN

Giảng viên

THẦY THẠCH SÔ ĐÁT

Chuyên viên

III. HOẠT ĐỘNG CỦA BAN

1) Quản lý và hỗ trợ công tác phát triển chương trình đào tạo

a) Phối hợp với các đơn vị chuyên môn xây dựng đề án mở mã ngành/chuyên ngành đào tạo trình độ đại học và sau đại học, đáp ứng yêu cầu của các Thông tư, Quy định của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ ngành có liên quan và quy định của Trường về điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành/chuyên ngành đào tạo; lưu trữ hồ sơ mở mã ngành/chuyên ngành.

b) Lập kế hoạch và hỗ trợ các đơn vị trong công tác xây dựng CTĐT; rà soát, điều chỉnh, cập nhật và đánh giá CTĐT;

c) Lập hồ sơ quyết toán chế độ xây dựng đề án mở mã ngành/chuyên ngành; xây dựng CTĐT; rà soát, điều chỉnh và cập nhật CTĐT theo kế hoạch đã được phê duyệt;

d) Quản lý và chuyển giao CTĐT cho các đơn vị có liên quan;

e) Báo cáo tình hình xây dựng đề án mở mã ngành/chuyên ngành; xây dựng CTĐT; rà soát, điều chỉnh và cập nhật CTĐT theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban Giám Hiệu;

f) Tập huấn, tư vấn và hỗ trợ cho các đơn vị chuyên môn và giảng viên về công tác phát triển CTĐT;

g) Hỗ trợ đơn vị chuyên môn lập quyết định thành lập Ban Tư vấn CTĐT và tổ chức họp BTV CTĐT;

h) Tổ chức các diễn đàn/hội thảo về phát triển CTĐT.

2) Quản lý và hỗ trợ công tác xây dựng và thẩm định giáo trình, tài liệu giảng dạy

a) Hỗ trợ biên soạn và phản biện TLGD: Trên cơ sở đề nghị của Khoa chuyên môn về việc phân công giảng viên biên soạn và phản biện TLGD , Trung tâm lập hợp đồng biên soạn và phản biện TLGD; tiếp nhận TLGD hoàn chỉnh, lập quyết định ban hành và bàn giao TLGD cho các đơn vị có liên quan; hoàn thành thủ tục quyết toán kinh phí biên soạn và phản biện TLGD theo Quy chế chi tiêu nội bộ hiện hành của Trường;

b) Hỗ trợ biên soạn và thẩm định GT: Trên cơ sở đề nghị phân công Ban biên soạn và thẩm định GT của đơn vị chuyên môn, Trung tâm hỗ trợ các đơn vị lập quyết định thành lập Ban biên soạn GT và Hội đồng thẩm định GT; tổ chức thẩm định GT; tiếp nhận GT hoàn chỉnh, biên soạn quyết định ban hành và chuyển giao GT đến các đơn vị có liên quan; hoàn thành thủ tục quyết toán kinh phí biên soạn và thẩm định GT theo quy chế chi tiêu nội bộ hiện hành của Trường;

c) Hỗ trợ rà soát, cập nhật GT, TLGD và nâng cấp TLGD thành GT: Trên cơ sở đề nghị của đơn vị chuyên môn về việc phân công giảng viên cập nhật GT, TLGD và nâng cấp TLGD thành GT, Trung tâm lập hợp đồng cập nhật và phản biện GT, TLGD; tiếp nhận GT hoàn chỉnh và lập quyết định ban hành, chuyển giao GT cho các đơn vị có liên quan; hoàn thành thủ tục quyết toán kinh phí cập nhật GT, TLGD và nâng cấp TLGD thành GT theo quy chế chi tiêu nội bộ hiện hành của Trường;

d) Hỗ trợ lựa chọn GT/sách đã xuất bản đưa vào sử dụng tại Trường: Trên cơ sở đề nghị của đơn vị chuyên môn về lựa chọn danh mục GT/Sách sử dụng tại Trường, Trung tâm biên soạn công văn xin phép chủ biên/nhóm tác giả/cơ sở đào tạo đã biên soạn GT/Sách để đưa vào sử dụng tại Trường Đại học Trà Vinh theo quy định của Pháp luật về quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ;

e) Tổ chức thẩm định Sách chuyên khảo/Sách tham khảo của giảng viên thuộc Trường để đưa vào sử dụng giảng dạy các học phần tại Trường;

f) Quản lý hồ sơ lưu trữ liên quan đến công tác biên soạn và thẩm định GT, TLGD.

3) Quản lý và hỗ trợ công tác đào tạo Co-op

a) Trên cơ sở đề nghị của Khoa chuyên môn, Trung tâm lập quyết định phân công Điều phối viên Co-op (ĐPV Co-op);

b) Phối hợp với ĐPV Co-op tổ chức định hướng cho sinh viên về CTĐT Co-op, lập kế hoạch thực hiện các học phần Co-op và tổ chức đánh giá học phần Co-op; tổng hợp kế hoạch và báo cáo học phần Co-op từ các Khoa chuyên môn; biên soạn quyết định và cấp chứng nhận hoàn thành học phần Co-op cho SV;

c) Giám sát, hỗ trợ quá trình thực hiện kế hoạch và tổng hợp báo cáo kết quả thực tập thực tế của giảng viên thuộc các Khoa chuyên môn trong toàn trường.